Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Hướng đến nền nông nghiệp xanh, bền vững

Đăng ngày 05 - 11 - 2019
100%

ĐBP - Thực hiện Ðề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, đến nay ngành Nông nghiệp của tỉnh đã có bước chuyển biến đáng kể. Sản xuất nông nghiệp từng bước phát huy thế mạnh, lợi thế của địa phương gắn với nhu cầu thị trường; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo giá trị hàng hóa, tăng thu nhập. Tuy nhiên, để hướng đến nền sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững thì vẫn còn nhiều thách thức.

Nông dân xã Noong Luống, huyện Ðiện Biên chăm sóc vườn rau.

Qua đánh giá thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trung bình đạt 3,23%/năm; cơ cấu nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ; giá trị các sản phẩm chủ lực tăng lên, dần hình thành sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung gắn với thế mạnh, lợi thế của từng địa phương và nhu cầu thị trường. Ðến nay, toàn tỉnh đã xây dựng thành công 18 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với người dân đối với một số mặt hàng như: Dứa Mường Chà, chè Tủa Chùa, cà phê Mường Ảng... Hỗ trợ cấp chỉ dẫn địa lý và mã truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm gạo Bắc thơm số 7 của Công ty TNHH Thực phẩm Safe Green với diện tích 15ha tại xã Thanh An (huyện Ðiện Biên) và cấp đăng ký mã truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cà phê của Công ty Cà phê Ðại Bách (Mường Ảng), gạo Bắc thơm số 7 của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên. Với các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tỉnh đã thu hút được 18 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh nông, lâm nghiệp và thủy sản. Một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao như: Sản xuất rau thủy canh hồi lưu trong nhà lưới công nghệ, trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới… Nhờ đó năm 2018, tổng giá trị sản phẩm lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt hơn 3.145 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2004 - 2018 đạt 4,26%; cơ cấu ngành Nông nghiệp trong GRDP của tỉnh giảm 17,44% so với năm 2004 nhưng giá trị sản xuất tăng hơn 3.396 tỷ đồng.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng sau hơn 3 năm thực hiện Ðề án Tái cơ cấu nông nghiệp, song vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nông nghiệp bền vững. Ðó là cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn chuyển dịch chưa rõ nét và thiếu bền vững; năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn hạn chế; chưa xác định được các sản phẩm chủ lực gắn với lợi thế vùng, địa phương để tập trung chỉ đạo thực hiện. Hầu hết nông sản chế biến ở dạng sơ chế, giá trị gia tăng thấp, chưa xây dựng được thương hiệu, mẫu mã bao bì kém hấp dẫn. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng  245 doanh nghiệp đăng ký ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng thực tế chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp (chiếm 4,23%) hoạt động có hiệu quả, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sản xuất, chế biến chè, cà phê; sản xuất rau; chế biến lúa gạo; chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc quảng bá, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn khó khăn, mặc dù đã xây dựng được các chuỗi liên kết, cung ứng sản phẩm.

Nhằm hướng đến xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững, tháng 10/2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 2982/KH-UBND về việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3,7%; mời gọi, thu hút được từ 3 - 5 doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hiệu quả 38 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm… Ðể đạt được mục tiêu, ngành Nông nghiệp tỉnh cần rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới quy hoạch, kế hoạch, đề án các lĩnh vực cho phù hợp; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

Tin mới nhất

Giới thiệu bộ tài liệu về canh tác cà phê bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng Tây Bắc(27/02/2024 10:15 CH)

Thông báo về việc mở Lớp "Bồi dưỡng chuyên môn về thuốc Bảo vệ Thực vật đợt II năm 2023" (15/09/2023 12:20 SA)

Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng(19/06/2023 10:04 CH)

Huyện Điện Biên thắng lợi vụ lúa đông xuân(23/05/2023 11:33 CH)

Mường Chà hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng(03/04/2023 9:49 CH)

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng(08/03/2023 9:27 CH)

Tăng thu nhập từ sản xuất ngô vụ đông(28/12/2022 10:58 CH)

Đẩy mạnh theo dõi sâu bệnh hại trên các cây trồng mới tại Điện Biên(01/11/2022 2:54 CH)

°
2072 người đang online